Bỏ Túi Ngay Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận Hữu Ích

Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận

Kính cận là trợ thủ không thể thiếu của những người mắc tật khúc xạ cận thị. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng kính cận cũng như các loại tròng kính cận khác nhau khiến người sử dụng băn khoăn làm cách nào để tìm cho mình một chiếc kính cận phù hợp. Hãy cùng GM Việt Nam khám phá ngay những kinh nghiệm đi cắt kính cận trong bài viết này để bỏ túi những kinh nghiệm thực tế đắt giá và sắm được cho mình một chiếc kính ưng ý nhất.

1. Kinh nghiệm đi cắt kính cận bao gồm?

1.1. Khám mắt và đo thị lực

Kinh nghiệm đi cắt kính cận đầu tiên mà bạn cần bỏ túi đó là kính cận phải đúng với số độ của mắt bạn bởi nếu đeo sai độ sẽ có thể dẫn tới sự tăng độ của mắt, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới thị lực và có nguy cơ mắc chứng nhược thị.

Để có được kết quả đo thị lực chính xác, bạn cần tìm những địa chỉ đo mắt uy tín và tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia. Lưu ý rằng bạn không nên cố gắng đọc những chữ cái nếu bản thân không nhìn rõ mà hãy nói rõ tình trạng của mình với chuyên gia.

Khi lắp thử tròng kính có độ cận phù hợp, bạn nên đeo thử kính trong vòng 15 – 30 phút. Trong thời gian đó, hãy đi lại xung quanh và nhìn mọi vật, thử đọc các chữ cái từ to đến nhỏ xem có thoải mái hay bị choáng váng không. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về mắt hay có băn khoăn, thắc mắc nào về cách chăm sóc mắt thì đừng ngần ngại hỏi các chuyên gia ngay nhé.

Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận

1.2. Chọn gọng kính phù hợp

Một chiếc gọng kính sẽ ảnh hưởng tới tổng thể cả khuôn mặt của bạn. Chính vì thế, tìm cho mình một chiếc gọng kính phù hợp là cực kỳ quan trọng.

– Đối với nam giới: Cần xác định được kiểu dáng khuôn mặt mình trước khi chọn gọng kính. Nếu bạn không muốn người khác biết mình bị cận thì hãy lựa chọn loại gọng kính mát thời trang.

– Đối với nữ giới: Bên cạnh việc chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt thì phái nữ cần chú ý tới việc hợp với màu da. Các loại kính mát có độ vừa có thể bảo vệ đôi mắt, vừa giúp bạn trông thời trang, sành điệu hơn đang trở thành xu hướng. Gọng kính tròn hoặc kính mắt mèo năng động cũng là một trong những gợi ý tuyệt vời bạn nên thử.

Hãy đảm bảo chiếc gọng kính hài hoà với khuôn mặt của bạn, không quá rộng hay chật trước khi tiến hành cắt kính.

Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận

1.3. Chọn tròng kính chất lượng

Tròng kính là bộ phận có vai trò quan trọng nhất của một chiếc kính cận bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị lựa của bạn. Tuỳ thuộc và tính chất công việc và nhu cầu để lựa chọn một cặp tròng kính chất lượng.

Nếu bạn là người làm việc trong văn phòng, phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử thì kinh nghiệm đi cắt kính cận là lựa chọn tròng kính chống ánh sáng xanh. Ngược lại, nếu bạn phải thường xuyên làm việc ngoài trời thì nên chọn tròng kính chống tia UV, chống bụi, chống bám nước.

các loại tròng kính cận

Tròng kính ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực

1.4. Lựa chọn chiết suất mắt kính phù hợp với độ cận

Chiết suất mắt kính là chỉ số đặc trưng về khả năng khúc xạ ánh sáng của vật liệu làm nên nó. Độ cận càng cao thì yêu cầu về chiết suất mắt kính càng cao và mắt kính sẽ mỏng, nhẹ, phẳng hơn. Theo đó thì giá thành của mắt kính có chiết suất cao cũng cao hơn mắt kính có chiết suất thấp.

Bạn có thể tham khảo về chiết suất mắt kính so với độ cận được các chuyên gia khuyến cáo dưới đây:

Bảng: Tương quan độ cận và chiết suất mắt kính bạn có thể tham khảo

Độ cận Chiết suất mắt kính 
0 – 2.50 1.56, 1.60
2.75 – 3.50 1.60, 1.67
3.75 – 7.00 1.67, 1.74
≥ 7.25 1.74

1.5. Chọn chất liệu của gọng kính

Hiện nay trên thị trường, 2 loại chất liệu gọng kính phổ biến nhất là nhựa và kim loại.

Đối với gọng kính cận làm từ nhựa: Đây là loại gọng kính được rất nhiều người lựa chọn do nó phổ biến và có nhiều ưu điểm như trọng lượng nhẹ, giá thành hợp lý, đa dạng màu sắc và kiểu dáng. Đặc biệt, khả năng chống va đập của gọng kính nhựa khá tốt, ít có khả năng nứt vỡ hay bị uốn cong khi va chạm mạnh.

Đối với gọng kính cận làm từ kim loại: Được dùng nhiều trong các loại kính gọng khoan hay kính nửa gọng. Gọng kính cận kim loại có ưu điểm là rất bền, chịu nhiệt cao, chống sự ăn mòn và có thiết kế tinh xảo. Bên cạnh đó, gọng kim loại có thể kết hợp với nhiều nguyên vật liệu quý như vàng, kim cương,… tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Ngoài hai loại gọng kính từ nhựa và kim loại thì vẫn còn một số loại gọng kính được làm từ chất liệu đặc biệt, ví dụ như da, vàng, gỗ, bạc…Những loại này thuộc những loại hàng cấp độ xa xỉ, thường ít được sản xuất, chỉ phù hợp cho những khách hàng đặc biệt: người giàu, người nổi tiếng…

các loại tròng kính cận

2. Kinh nghiệm đi cắt kính cận phù hợp với khuôn mặt

2.1. Khuôn mặt tròn

Quy tắc cơ bản để chọn kính phù hợp với gương mặt là hình dáng mắt kính nên trái ngược với khuôn mặt. Để cân đối trên khuôn mặt tròn, bạn nên chọn gọng kính có góc cạnh hẹp, giúp tạo cảm giác kéo dài khuôn mặt. Khung mắt kính hình vuông và phần nối giữa hai khung tròng kính nên là bản to.

2.2. Khuôn mặt trái tim

Đối với khuôn mặt trái tim thì phần trán sẽ cao và to hơn phần cằm. Do vậy bạn nên chú ý chọn mắt kính có phần khung kính (phần khung phía dưới) sao cho nhìn trông rộng hơn. Gợi ý cho bạn là khung kính mỏng, không vành và có màu sáng.

2.3. Khuôn mặt trái xoan

Để duy trì sự cân đối vốn có của khuôn mặt trái xoan thì khung kính có bề rộng hoặc rộng hơn so với phần rộng nhất của khuôn mặt là lựa chọn phù hợp nhất. Ví dụ như khung kính mắt hình quả óc chó có chiều ngang. Nếu bạn là người có khuôn mặt trái xoan thì đó là điều tuyệt vời bởi ban sẽ phù hợp với tất cả mọi loại gọng kính. 

2.4. Khuôn mặt vuông

Để tạo cảm giác khuôn mặt vuông trông dài hơn và các đường nét mềm mại hơn thì kinh nghiệm đi cắt kính cận là lựa chọn kính có khung kính rộng hoặc khung kính hình bầu dục dẹp.

Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận

3. Các loại tròng kính cận phổ biến hiện nay

Sau khi tìm hiểu về kinh nghiệm đi cắt kính cận, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các loại tròng kính cận phổ biến hiện nay

3.1. Essilor Pháp – tròng kính cận nổi tiếng

Đây là loại tròng kính có lịch sử hình thành lâu đời và được nhiều người tiêu dùng yêu thích lựa chọn. Essilor được thiết kế có khả năng chống ánh sáng xanh cực kỳ tốt, giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân xấu. Ngoài ra tròng kính Essilor Pháp còn có các công nghệ khác phải kể đến như: chống xước, chống nước…

3.2. Carl Zeiss Đức – tròng kính cận chất lượng

Loại tròng kính này có điểm ưu việt đầu tiên phải kể đến đó là trợ lực vào ban đêm và giúp cho người cận có thể nhìn hình ảnh một cách sắc nét hơn. 

3.3. Hoya Nhật Bản – tròng kính cận ưa chuộng

Hoya có thể chống được ánh sáng tím xanh do chúng được thiết kế có lớp phủ Hi-Vision Protect, đồng thời giảm được đến khoảng 20% tia UV.

3.4. Chemi Hàn Quốc – tròng kính cận phổ biến

Đây là loại tròng kính có mức giá phù hợp, không quá cao và cũng không quá thấp, phù hợp với nhiều người cận. Ngoài ra tròng kính còn giúp loại bỏ hoàn toàn ánh sáng xanh gây hại cho mắt cận.

3.5. Kodak Mỹ – tròng kính cận tốt

Cũng giống như các loại tròng kính trên, Kodak Mỹ đều có khả năng chống nước, chống xước. Tuy nhiên điểm đặc biệt của tròng kính này là mặt phẳng ASP giúp tầm nhìn được mở rộng hơn.

các loại tròng kính cận

4. Địa chỉ mua gọng kính được giới trẻ ưa chuộng

Mặc dù hiện nay trên thị trường, có rất nhiều thương hiệu mắt kính nhưng thương hiệu mắt kính GM vẫn luôn khẳng định được vị thế và tầm vóc của mình trong ngành thời trang này. Minh chứng là GM Việt Nam luôn rất được người dùng ưa chuộng với lượng khách hàng và sản phẩm rất lớn bán ra mỗi ngày.

GM Việt Nam cung cấp đa dạng các loại gọng kính khác nhau, với nhiều màu sắc và phân khúc giá cả phù hợp với giới trẻ. Lựa chọn một chiếc gọng kính phù hợp sẽ giúp tôn lên những nét đẹp trên khuôn mặt bạn. Chính vì thế, tìm đến GM để lựa chọn một chiếc gọng kính tuyệt đẹp là một gợi ý hoàn hảo mà bạn nên thử.

Kinh Nghiệm Đi Cắt Kính Cận

Cận thị đem lại sự khó khăn nhất là khi đi trong thời tiết mưa. Do vậy hiểu được những kinh nghiệm về cắt kính cận cũng như tìm hiểu xem gương mặt của mình phù hợp với loại gọng nào rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin về kinh nghiệm đi cắt kính cận này, bạn sẽ tìm ra một chiếc kính cận, tròng kính thực sự phù hợp với khuôn mặt và tình trạng mắt của mình.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *